Nhân chuyện TP.HCM có đề án xây dựng sân vận động 50.000 chỗ, hướng tới việc đăng cai Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ 10 năm 2026, hãy cùng Bongdaplus điểm lại những “thánh địa” đẳng cấp thế giới của Việt Nam nhưng lại nằm trên… bàn giấy.

SVĐ TẠI HÀ NỘI CÓ SỨC CHỨA 100.000 CHỖ NGỒI

Dự án sân vận động 100.000 chỗ trên bản vẽ

Tháng 1/2019, một tập đoàn nọ có văn bản gửi UBND thành phố Hà Nội, đề xuất ý tưởng quy hoạch và đầu tư một khu phức hợp sân vận động, dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí có quy mô lớn, nằm tại một trong các khu vực thuộc huyện Đông Anh, Mê Linh hoặc Sóc Sơn.

Dự án khu phức hợp nói trên dự kiến có hạng mục chính là cụm công trình liên hợp thể thao, với điểm nhấn trung tâm là một sân vận động có sức chứa 100.000 chỗ ngồi, được thiết kế có mái che để đáp ứng yêu cầu tổ chức các giải đấu quốc tế lớn, với mục tiêu trở thành SVĐ lớn và hiện đại nhất thế giới, tổng mức đầu tư giai đoạn 1 dự kiến khoảng 25.000 tỷ đồng.

Hà Nội có thể sở hữu SVĐ "khủng", sức chứa 100.000 chỗ ngồi | Báo điện tử  An ninh Thủ đô

Ngoài ra, còn có các hạng mục nằm trong dự án bao gồm: cụm sân golf liên hoàn, đường đua công thức một, cụm khách sạn, resort tiêu chuẩn 5 sao, khu liên hợp đa phương tiện phục vụ hội nghị quốc tế, khu dịch vụ vui chơi giải trí, trung tâm thương mại – tài chính, tổ hợp các khu chăm sóc sức khoẻ kết hợp nghỉ dưỡng (bệnh viện nghỉ dưỡng), khu trại hè quốc tế tập trung kết hợp các hoạt động giáo dục, vui chơi khoa học dành cho trẻ em; trường đua ngựa và vườn thú, công viên chủ đề và quảng trường trung tâm, khu mua sắm tập trung theo mô hình outlet… Tổng diện tích dự án khoảng từ 1.000 đến 2.000 ha. Một đợt truyền thông rầm rộ đã xuất hiện và nó dấy lên những hy vọng cho NHM. Rốt cuộc, dự án này chỉ dừng lại ở ý tưởng và gần như đã bị khai tử.

SVĐ RẠCH CHIẾC CÓ SỨC CHỨA 50.000 CHỖ NGỒI

Dự án sân vận động Rạch Ghiếc trên bản vẽ

TP.HCM vừa đề xuất đề án xây dựng sân vận động 50.000 chỗ ngồi, đẳng cấp quốc tế nhằm hướng tới việc đăng cai Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ 10 năm 2026. Trước đó, TP.HCM cũng từng có đề án xây dựng sân vận động tương tự, đó là Khu liên hợp thể thao Rạch Chiếc. Dự án này có tổng diện tích 466 ha với mục địch đăng cai SEA Games 31 tại TP.HCM. Trong đó, 180 ha sẽ dùng đầu tư vào các cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật. Theo quy hoạch, dự án này các công trình thể thao đạt chuẩn Olympic như sân vận động 50.000 chỗ thi đấu bóng đá và thi điền kinh.

Lại 34 ngàn tỷ xây sân vận động lớn hơn Mỹ Đình

Ngoài ra, đề án sau khi hoàn thành sẽ bao gồm khu hành chính và điều hành quản lý, sân vận động chính, nhà đua xe đạp lòng chảo, cụm 6 sân bóng đá ngoài trời, nhà thi đấu thể dục thể thao phức hợp, nhà thi đấu quần vợt, cụm sân thi đấu quần vợt, cụm hồ bơi, khu thể thao dưới nước, khu công trình dành riêng cho báo chí, học viện võ thuật, trung tâm y học và hồi phục sức khỏe, khu dịch vụ cho vận động viên… Dự án này sau đó đã bị “khai tử” khi TP.HCM quyết định không đăng cai SEAGames như dự tính ban đầu.

SVĐ TẠI THANH HOÁ CÓ SỨC CHỨA 40.000 CHỖ NGỒI

FLC lấy đâu tiền xây sân vận động 100.000 chỗ?

Vào năm 2015, một tập đoàn bất động sản đầu tư vào Thanh Hoá và đội bóng xứ Thanh được nâng cấp thành một cái tên “sao số” của bóng đá Việt Nam khi mang về rất nhiều ngôi sao đương thời. Ngoài việc nâng cấp đội bóng, tập đoàn này còn hứa hẹn sẽ giúp Thanh Hoá “hoá rồng” với việc phát triển một dự án Học viện bóng đá. Trong đó “bản vẽ” xây một sân vận động đẳng cấp có sức chứa lên đến 40.000 chỗ ngồi tại thị xã Sầm Sơn.

Top SVĐ tầm cỡ thế giới của Việt Nam trên… bàn giấy

Ngoài ra, quần thể khu tổ hợp thể thao này sẽ bao gồm 6 sân tập phụ, khu vực riêng cho đào tạo trẻ, khu nhà ở cao cấp cho các HLV và VĐV và khách sạn của CLB. Tập đoàn bất động sản này tuyên bố đã mời 2 kiến trúc sư từng đã thiết kế SVĐ Allianz Arena của Bayern Munich tham gia vào dự án này. Cho đến nay, dự án này gần như đã “chết yểu” khi tập đoàn nọ rút lui khỏi bóng đá Thanh Hóa một cách êm đẹp.

Nguồn: https://bongdaplus.vn/bong-da-viet-nam/top-svd-tam-co-the-gioi-cua-viet-nam-tren-ban-giay-4183752312.html

Top 6 SVĐ ‘đỉnh’ nhất Việt Nam hiện tại

Ngoài Mỹ Đình là sân vận động quốc gia, thì những sân bóng sau đây được xem là tốt nhất của Việt Nam ở thời điểm hiện tại.

Sân Thiên Trường (Nam Định)

Sân vận động Thiên Trường – Wikipedia tiếng Việt

Sân Thiên Trường là sân nhà của CLB Nam Định, được giới chuyên môn đánh giá cao về chất lượng xây dựng và vẻ đẹp mỹ thuật chỉ sau SVĐ Quốc gia Mỹ Đình. Sân Thiên Trường có sức chứa 30.000 chỗ ngồi và sân được trồng bằng cỏ Bermuda. Đây là địa điểm được chọn đăng cai bảng B, môn bóng đá Nam SEA Games 31. ĐT Việt Nam cũng đã chọn Thiên Trường làm sân nhà trong 2 trận giao hữu với Syriah và Palestine hồi tháng 6 và tháng 8 năm nay.

Sân Lạch Tray (Hải Phòng)

Sân vận động Lạch Tray – Wikipedia tiếng Việt

Lạch Tray là sân nhà của CLB Hải Phòng. Lần cải tạo thứ 6 (năm 2021) được xem là lần cải tạo lớn nhất giúp sân Lạch Tray lột xác hoàn toàn với chi phí cải tạo lên tới hơn 65 tỷ đồng. Với sức chứa lên tới 30.000 chỗ ngồi, cùng với lượng cổ động viên hùng hậu bậc nhất Việt Nam, sân Lạch Tray trở thành niềm tự hào của người dân Hải Phòng.

Từ nơi trồng rau, nuôi gà, sân Lạch Tray lột xác đáng kinh ngạc

Ngoài các trận đấu tại V.League, Liên đoàn bóng đá Việt Nam từng lựa chọn sân Lạch Tray để tổ chức trận đấu giao hữu giữa ĐT Việt Nam và Hong Kong (Trung Quốc) hồi sáng 6 năm nay. HLV Philippe Troussier từng ngợi khen: “Mặt cỏ của sân Lạch Tray hoàn hảo và chất lượng”.

Sân Cẩm Phả (Quảng Ninh)

Quảng Ninh đầu tư cải tạo sân vận động Cẩm Phả phục vụ SEA Games 31 | Vietnam+ (VietnamPlus)

Năm 2018 sân Cẩm Phả đã được nâng sức chứa từ 8.762 chỗ lên 16.000 chỗ ngồi. Sau khi nâng cấp và đưa vào sử dụng, sân Cẩm Phả phù hợp với tiêu chuẩn tổ chức các trận đấu của AFC. Sân Cẩm Phả được đánh giá là một trong những sân hoàn thiện nhất của bóng đá Việt Nam, đã được chọn làm địa điểm thi đấu cho những giải đấu quốc tế của U23 Việt Nam, của ĐT nữ Việt Nam, tổ chức môn bóng đá nữ SEA Games 32. Thật tiếc, sân Cẩm Phả hiện chưa có đội bóng nào tại V.League thi đấu tại đây.

Sân Gò Đậu (Bình Dương)

Sân vận động Gò Đậu – Wikipedia tiếng Việt

Sân Gò Đậu có sức chứa 18.250 chỗ, có 4 khán đài và mặt sân được trồng bằng cỏ lá gừng, luôn đáp ứng được mọi yêu cầu khắt khe nhất FIFA cũng như AFC. Sân nhà của B.BD từng tổ chức rất nhiều trận đấu quốc tế ở các cấp độ ĐTQG và cấp CLB. Dù sử dụng cỏ lá gừng nhưng sân Gò Đậu luôn được đánh giá có mặt cỏ đẹp nhất V.League ở thời điểm hiện tại. Sân bóng này nhận được lời khen của các chuyên gia, các HLV và các cầu thủ khi đến thi đấu.

Sân Bà Rịa – Vũng Tàu

Sân vận động Bà Rịa – Wikipedia tiếng Việt

Trải qua giai đoạn nâng cấp và sửa chữa, sân vận động Bà Rịa – Vũng Tàu đã khoác lên mình một màu áo mới vô cùng hiện đại. Nhìn sân nhà của một đội bóng đang chơi tại hạng Nhất có lẽ khối đội bóng tại V.League cũng phải… phát thèm.

No photo description available.

Ngay sau khi giải hạng Nhất 2020 khép lại, CLB Bà Rịa Vũng Tàu đã tiến hành nâng cấp hệ thống thoát nước và cải tạo lại mặt cỏ. Sân Bà Rịa – Vũng Tàu có diện tích mặt sân chuẩn FIFA 70×100 mét. Mặt sân được trồng bằng cỏ Zoysia chắc khỏe. Sân bóng này từng được chọn là địa điểm tập huấn của ĐT Việt Nam.

Sân Hoà Xuân (Đà Nẵng)

Ghé thăm ngôi nhà mới sân vận động Hoà Xuân Đà Nẵng - Nhà xuất bản - tiếp thị liên kết

Với sức chứa hơn 20.000 chỗ, Hòa Xuân được xếp trong nhóm những sân bóng đá tốt nhất của V.League. Đây là sân bóng thứ 2 không có đường piste (sau sân Pleiku) nên nó đưa khán giả gần hơn với “sân khấu” bóng đá. Vừa qua, sân Hòa Xuân được cải tạo lại mặt cỏ cũng như nâng cấp một số hạng mục quan trọng. Dù chưa tổ chức những giải đấu ở cấp độ quốc tế nhưng sân nhà của SHB.ĐN vẫn nhận được nhiều sự ngợi khen từ các cầu thủ đang chơi bóng tại V.League.

Nguồn: https://bongdaplus.vn/bong-da-viet-nam/top-nhung-san-van-dong-dinh-nhat-viet-nam-hien-tai-4184692312.html

Share.